MUA NHÀ ANH QUỐC (PHẦN 2): ĐẢM BẢO TÀI SẢN GIỮ ĐƯỢC LÂU DÀI
Đối với các phụ huynh Việt Nam đang đầu tư cho tương lai của con tại Vương quốc Anh, một bất động sản phải “đủ linh hoạt” để thích ứng theo dòng chảy cuộc sống, từ nhu cầu mở rộng gia đình, đổi công năng, cho thuê, hoặc đơn giản là nâng cấp theo thời gian. Từ cấu trúc sở hữu, thời hạn sở hữu còn lại, quyền chỉnh sửa tài sản cho đến các quy định bảo tồn, mỗi chi tiết đều đáng để xem xét trước khi quyết định. Những câu hỏi đúng, được đặt sớm và cẩn trọng, sẽ giúp bạn biết rõ bất động sản mình đang cân nhắc có thực sự đủ “bền” để gắn bó dài hạn hay không.
BẤT ĐỘNG SẢN NÀY CÓ TỪNG XẢY RA TRANH CHẤP RANH GIỚI VỚI HÀNG XÓM KHÔNG?
Một căn nhà có thể hoàn hảo về thiết kế, vị trí và pháp lý, nhưng nếu từng vướng vào tranh chấp ranh giới, đó là dấu hiệu bạn không thể bỏ qua. Những mâu thuẫn tưởng như nhỏ xoay quanh hàng rào, cây cối, bức tường chung hay chỗ đậu xe có thể âm ỉ kéo dài nhiều năm, ảnh hưởng đến cả giá trị tài sản lẫn chất lượng sống hằng ngày. Các chuyên gia bất động sản địa phương thường khuyến cáo, “Đừng chỉ dựa vào hồ sơ địa chính hoặc tài liệu pháp lý. Hãy hỏi trực tiếp người bán xem bất động sản có từng xảy ra bất đồng về ranh giới hoặc quyền sử dụng không gian chung hay không.”
Đây là lúc cần sự quan sát kỹ lưỡng và đặt đúng câu hỏi. Những dấu hiệu như hàng rào được dựng lại, tường ngăn có vết sửa gần đây, hay sự im lặng thiếu thiện chí từ hàng xóm là những chỉ báo nên lưu ý. Bởi một căn nhà lý tưởng phải là một không gian sống yên ổn cả về pháp lý lẫn mối quan hệ xung quanh.
HÀNG XÓM CÓ TỪNG GÂY ỒN ÀO HOẶC PHÁT SINH VẤN ĐỀ GÌ KHÔNG?
Một bất động sản không thể gọi là “ổn định” nếu mỗi ngày sống trong đó đều đi kèm tiếng ồn không mong muốn hoặc những hành vi gây phiền toái từ bên cạnh. Đây là dạng rủi ro âm thầm nhưng ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị sử dụng, tâm lý người ở và khả năng giữ tài sản lâu dài. Theo quy định, nếu từng có khiếu nại chính thức về hàng xóm như gây ồn, hành xử thiếu văn minh hoặc xung đột cá nhân, người bán buộc phải khai báo trong mẫu pháp lý TA6 khi làm thủ tục chuyển nhượng. Tuy nhiên, đến khi bạn tiếp cận được thông tin này thì quá trình mua bán đã bước vào giai đoạn cuối, đồng nghĩa với việc đã tiêu tốn đáng kể thời gian, chi phí và kỳ vọng.
Do đó, hãy hỏi ngay từ đầu: khu vực này có từng xảy ra bất đồng giữa các hộ? Hàng xóm có hành vi gây phiền toái không? Có tổ chức tiệc tùng khuya, nuôi vật nuôi mất kiểm soát, hay từng bị khiếu nại vì tiếng ồn? Đây là những câu hỏi không mang tính tò mò, mà thể hiện sự cẩn trọng cần thiết của một người mua có trách nhiệm với tài sản và với người sẽ sống trong đó.
BẤT ĐỘNG SẢN NÀY CÒN BAO NHIÊU NĂM TRONG THỜI HẠN SỞ HỮU (LEASE)?
Đây là câu hỏi tối quan trọng nhưng lại thường bị bỏ qua, đặc biệt khi người mua lần đầu tiếp cận thị trường bất động sản quốc tế, nơi hình thức sở hữu có thời hạn (leasehold) được áp dụng phổ biến, đặc biệt đối với căn hộ chung cư. Bạn không nên chỉ nhìn vào vị trí hay thiết kế mà hãy yêu cầu thông tin cụ thể về thời hạn sở hữu còn lại, đồng thời làm rõ mức phí sử dụng đất (ground rent) và phí quản lý tòa nhà (service charge) mà bạn sẽ phải thanh toán định kỳ.”
Với nhà đất riêng lẻ (house), bạn có thể đang giao dịch theo hình thức sở hữu vĩnh viễn (freehold), tức không bị giới hạn về thời gian. Nhưng phần lớn căn hộ đều là leasehold, với thời hạn có thể còn từ hơn chín trăm năm đến chỉ còn vài chục năm, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị tài sản, khả năng vay thế chấp, chi phí duy trì và tính thanh khoản về sau.
BẤT ĐỘNG SẢN NÀY CÓ THUỘC DIỆN THỪA KẾ (PROBATE) KHÔNG?
Nếu bất động sản đang được rao bán thuộc diện thừa kế, đây không phải là chi tiết có thể xem nhẹ. Việc nắm rõ thời điểm nộp hồ sơ thừa kế là điều tối quan trọng, vì nó trực tiếp ảnh hưởng đến tiến độ hoàn tất giao dịch và hiệu lực của khoản vay thế chấp (nếu có). Không ít đại lý đưa tài sản ra thị trường khi hồ sơ thừa kế còn đang chờ xét duyệt. Khi đó, người mua có thể đối mặt với tình huống hồ sơ vay hết hiệu lực trong khi quyền sở hữu hợp pháp vẫn chưa được chuyển giao, dẫn đến việc phải nộp lại toàn bộ hồ sơ tín dụng từ đầu, đồng thời đánh mất các điều khoản vay ưu đãi đã đàm phán trước đó.
BẤT ĐỘNG SẢN TỪNG BỊ TỪ CHỐI CẢI TẠO HOẶC THAY ĐỔI GÌ TRONG QUÁ KHỨ?
Một trong những cách đánh giá mức độ linh hoạt thực sự của bất động sản, đặc biệt nếu bạn đang cân nhắc cải tạo, mở rộng hoặc tái cấu trúc trong tương lai, chính là hỏi thẳng chủ cũ: “Ông/Bà đã từng xin phép thay đổi gì mà bị từ chối không?” Việc hồ sơ quy hoạch từng bị bác bỏ (chẳng hạn như đề xuất xây thêm tầng, mở rộng gian bếp, cải tạo mặt tiền) là chỉ dấu rõ ràng về giới hạn pháp lý mà bạn cần tính trước. Đây không chỉ là thông tin kỹ thuật, mà là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tăng giá và tính cá nhân hóa trong đầu tư.
Song song đó, cần kiểm tra xem bất động sản có đang chịu ràng buộc bởi “restrictive covenants”, bao gồm các điều khoản hạn chế được ghi trực tiếp trong sổ đỏ hoặc hợp đồng chuyển nhượng. Những điều khoản này có thể giới hạn việc xây thêm tầng, chuyển đổi công năng, dựng cổng, tách thửa, hoặc thậm chí cấm vận hành kinh doanh trên khu đất.
Thông tin chi tiết về các dự án căn hộ thuận tiện du học và nhà liền thổ Anh Quốc mới nhất do Arcadia Consulting chính thức giới thiệu tại Việt Nam, Quý khách vui lòng truy cập https://arcadiaconsult.com.vn/chuyen-dong-thi-truong-bat-dong-san-anh-quoc/